Bệnh giang mai lây lan như thế nào?
Ngày đăng : 25-07-2017Bệnh giang mai là một bệnh xã hội cực kì nguy hiểm và nó có thể tìm đến bất cứ ai. Vậy bệnh giang mai lây lan như thế nào và triệu chứng của bệnh là những thông tin thiết yếu mà chúng ta nên biết, để từ đó xây dựng cho mình những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Nhận biết các triệu chứng của bệnh giang mai
Thực tế, giang mai là căn bệnh tiềm ẩn bởi các biểu hiện của giang mai gần như giống với các bệnh khác. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 3-4 tuần, các triệu chứng bệnh giang mai phụ thuộc vào từng thời điểm phát triển của bệnh.
Giai đoạn 1: Sau khoảng 3 tuần trên cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các săng giang mai, thường là các vết trợt nong không đều. Không gây cảm giác đau ngứa, không đau, màu đỏ tươi, không có mủ.
Ngoài ra, vùng bẹn thường nổi hạch, đối với nam giới các săng này thường xuất hiện ở đầu dương vật, quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng...
Con đường tình dục chính là yếu tố thúc đẩy căn bệnh giang mai lây lan
Giai đoạn 2: Toàn bộ cơ thể có những biểu hiện tổn thương nghiêm trọng ở niêm mạc và nổi mụn toàn thân. Các mảng sần, nốt ban đỏ không hề gây ngứa ngáy ở khắp cơ thể, tứ chi và cả lòng bàn tay, bàn chân.
Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, các đốm ban màu hồng đối xứng xuất hiện, không ngứa, ấn vào thì mất đi, từ từ nhạt dần và biến mất sau 1- 3 tuần, thường thấy ở bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.
Tất cả các biểu hiện trên có thể tự lành lại mà không cần điều trị nên người bệnh bỏ qua không thăm khám. Điều này rất nguy hiểm bởi vì tuy các triệu chứng của bệnh giang mai mất đi nhưng bệnh vẫn âm thầm phát tiển và sau đó có thể tái phát với mức độ nặng hơn.
Biểu hiện của bệnh giang mai là các nốt ban đỏ đặc trưng
Giai đoạn 3: Có khoảng 60% các trường hợp không được xử trí kịp thời sẽ thấy triệu chứng sưng mủ tại các cơ quan trong đó có hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan , thận,...nghiêm trọng hơn còn có thể xuất hiện biến chứng đe dọa tính mạng.
Gôm giang mai:
Là những khối u sùi, thường đi sâu vào khu trú vào các lớp tổ chức da, cơ, xương. Thời kì đầu chúng rất cứng sau đó mềm dần và lở loét chảy mủ đặc kèm theo máu. Khi tiết ra hết mủ sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, khô lại và tạo thành sẹo.
Củ giang mai:
Đó là những tổn thương nhô lên khỏi bề mặt da, màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Số lượng củ giang mai tăng lên rất nhanh và loét ra, lâu lành.
Giang mai ở tim mạch, thần kinh:
Thường mất nhiều năm phát bệnh, xoắn khuẩn sẽ gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não hoặc tổn thương thoái hóa ở não, phình mạch và trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam
Bệnh giang mai lây qua con đường nào?
Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn nguy hiểm gây ra, nó tấn công và làm tổn thương nặng nề đến các cơ quan trong cơ thể bao gồm: phủ tạng, cơ, xương khớp thậm chí là đến hệ thống thần kinh và tim mạch.
Mặc dù, các bác sĩ phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một đã cảnh báo đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng đa số mọi người vẫn còn mơ hồ và chủ quan không nắm rõ được con đường lây truyền bệnh giang mai như thế nào.
Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu thông qua các nguyên nhân sau đây, bao gồm:
Lây qua quan hệ tình dục:
Đây là yếu tố chính gây nên bệnh đặc biệt là những người có sinh hoạt tình dục cởi mở. Khi giao hợp, ở trường hợp có bộ phận sinh dục mỏng dễ dàng xây xát hoặc tổn thương sẽ tạo cơ hội cho khuẩn giang mai xâm nhập.
Lây qua đường máu:
Bất kì hình thức liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu... có chứa mầm bệnh đều có thể khiến cho cơ thể khỏe mạnh bị nhiễm bệnh một cách nhanh chóng.
Lây nhiễm do tiếp xúc:
Nam giới nếu sử dụng chung các vật dụng như quần áo, khăn mặt có chứa dịch tiết của vi khuẩn, nó sẽ theo các vết thương hay trầy xước trên da khiến bạn mắc bệnh giang mai.
Lây nhiễm qua sinh sản:
Trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc bệnh mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ truyền qua nhau thai nhi hoặc đường sinh thường khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ.
Bệnh giang mai có thể được điều trị bằng cách sớm làm các xét nghiệm từ đó thông qua chuẩn đoán mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một là nơi bạn có thể tin tưởng điều trị giang mai
Đọc bài viết khác: Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Hiện nay, việc điều trị chủ yếu dựa vào các loại thuốc nếu bệnh nhân tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và uống thuốc đều đặn thì bệnh giang mai sẽ sớm thuyên giảm.
Nam giới cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì điều này khá nguy hiểm và nên có biện pháp phòng ngừa, quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm cho người khác.
Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một cũng khuyến cáo rằng, nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh giang mai có thể đến thăm khám tại đây băng cách liên hệ qua số điện thoại 0274 368 9588 hoặc chọn ** Bảng Tư Vấn Trực Tuyến ** để trao đổi bệnh tình với các bác sĩ.