Tiểu ra máu nhưng không đau là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngày đăng : 25-01-2019Tiểu ra máu là một trong những biểu hiện khiến người bệnh hoang mang, lo lắng vì sợ mắc phải các bệnh nguy hiểm. Vậy tiểu ra máu nhưng không đau là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng các chuyên gia tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
Tiểu ra máu nhưng không đau có nguy hiểm không?
Đi tiểu ra máu là hiện tượng trong nước tiểu có chứa máu (hồng cầu), có thể ở dạng máu tươi hoặc máu cục. Nước tiểu thông thường sẽ có màu vàng nhạt, nếu người bệnh gặp phải tình trạng tiểu ra máu thì nước tiểu sẽ có màu hồng, màu đỏ hoặc màu nâu.
Ảnh minh họa
Bệnh đi tiểu ra máu không đau thường chia làm 2 loại là tiểu máu vi thể và đại thể.
- Tiểu máu vi thể: khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi.
- Tiểu máu đại thể: khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông hoặc dây máu ra theo nước tiểu.
Tiểu ra máu nhưng không đau là dấu hiệu của bệnh gì?
Tiểu ra máu là một điều rất đáng lo ngại, bởi đây không phải hiện tượng bình thường mà là dấu hiệu của các bệnh lý. Tình trạng tiểu ra máu nhưng không đau có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tiểu ra máu là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng đau buốt niệu đạo, đau lưng, đau vùng bụng…
Tiểu ra máu gây nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp phải do vấn đề vệ sinh không sạch sẽ, môi trường sống ẩm ướt hoặc do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Bệnh có thể gây biến chứng suy thận, viêm bể thận nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị đúng cách.
Ung thư tuyến tiền liệt
Riêng nam giới khi bị tiểu ra máu cũng không nên chủ quan bởi nguyên nhân có thể do bị mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nên cần phải cẩn thận.
Ung thư tuyến tiền liệt cũng gây tiểu ra máu
Ung thư thận
Bệnh nhân ung thư thận có tình trạng đi tiểu ra máu nhưng không xuất hiện cảm giác đau, dòng nước tiểu có tính ngắt quãng và lẫn máu trong nước tiểu. Đôi khi máu trong nước tiểu có thể quan sát bằng mắt thường nhưng có khi cần làm những xét nghiệm nước tiểu đơn giản để chẩn đoán.
Ung thư thận cũng gây tiểu ra máu
Ung thư bàng quang
Ở bệnh nhân ung thư bàng quang sẽ thấy máu trong nước tiểu có thể ở dạng vi thể hoặc đại thể. Có lúc người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu nhưng không đau, hoặc còn có thể thấy nước tiểu biến hóa thành màu đỏ tươi hoặc đen dạng coca cola hay màu vàng sậm.
Ung thư bàng quang có thể gây tiểu ra máu vi thể hoặc đại thể
Bệnh tình dục (bệnh lậu)
Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính có khoảng 62 triệu ca mắc bệnh lậu mỗi năm trên toàn thế giới. Trong đó, có 900 ca tử vong do lậu. Và hầu hết người bệnh đều có dấu hiệu ban đầu là tiểu ra máu.
Muốn xác định dễ dàng tiểu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, người bệnh cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh như chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp trước khi quyết định biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.
Một số nguyên nhân khác
Thiếu máu, đái tháo đường hay polyp bàng quang... cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu nhưng không đau. Ngoài ra, việc bạn lạm dụng các loại thuốc như: cyclophosphamide, heparin, aspirin... khả năng khiến nước tiểu lẫn máu là điều có thể xảy ra.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu ra máu
Với triệu chứng tiểu ra máu nhưng không đau chúng ta cần phải có sự can thiệp y khoa để đảm bảo phát hiện bệnh và có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời. Dù là nam hay nữ khi mắc bệnh cũng cần phải hỗ trợ điều trị, không nên vì ngại hay e dè mà không thăm khám sẽ khiến bệnh trở nặng và rất nguy hiểm.
Cần đi thăm khám để có thể điều trị bệnh thích hợp
Như ở trên có nói, tình trạng tiểu ra máu xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau nên việc hỗ trợ điều trị cũng sẽ có sự khác biệt. Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh là gì để có thể đưa ra hướng hỗ trợ điều trị hiệu quả. Do đó, người bệnh cần thực hiện thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng để biết chính xác bị bệnh gì. Dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng hỗ trợ điều trị. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh có thể kể đến đó là:
- Siêu âm.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chụp cộng hưởng từ.
Trong trường hợp phát hiện khối u hoặc nghi ngờ mắc ung thư bàng quang, bệnh nhân sẽ được chỉ định sinh thiết để khẳng định được chính xác nguy cơ mắc bệnh cũng như giai đoạn bệnh để có phác đồ hỗ trợ trị thích hợp. Những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu phương pháp được sử dụng phổ biến đó là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng đồng thời với phương pháp hóa – xạ trị để mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tối ưu.
Trên đây là những giải đáp của bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một về vấn đề tiểu ra máu nhưng không đau là bệnh gì? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng tiểu ra máu hãy gọi vào số hotline 0908.522.700 hoặc truy cập KHUNG TƯ VẤN bên dưới để được đội ngũ y bác sĩ của phòng khám tư vấn nhanh chóng