Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh mề đay mãn tính
Ngày đăng : 02-11-2018Bệnh mề đay mãn tính hoặc cấp tính đều là căn bệnh thuộc về da liễu, và tùy vào cơ địa mỗi người mà có biểu hiện cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đặc biệt nghiêm trọng là giai đoạn bệnh mề đay mãn tính, nếu không tìm hiểu được chính xác nguyên nhân gây ra cũng như những biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả thì hậu quả về sau sẽ rất khó lường. Do đó người bệnh nên quan tâm theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau.
Xem thêm:
Mề đay mãn tính – căn bệnh da liễu không nên xem thường
Theo thông tin chia sẻ từ ThS. BS Lê Thái Vân Thanh chuyên các bệnh về da liễu, tỉ lệ mắc bệnh mề đay đang ngày càng tăng cao ở nước ta (chiếm 20% dân số). Bệnh mề đay cấp tính thường tái phát trong thời gian 5-7 ngày và tự khỏi, sẽ biến mất hẳn nếu như người bệnh có phương pháp điều trị và phòng bệnh đúng cách ngay từ đầu. Riêng với bệnh mề đay mãn tính thường tái phát từ 2 tuần trở đi, thậm chí là kéo dài trong khoảng 1 tháng và dù được điều trị hiệu quả thì vẫn xuất hiện rồi tiếp tục lặp lại từ năm này sang năm khác.
Mề đay mãn tính – căn bệnh da liễu không nên xem thường
Theo thống kê từ năm 2014-2017, số lượng người mắc bệnh mề đay mãn tính đang tăng lên rất nhiều và không phân biệt giới tính hay tuổi tác, bất kì đối tượng nào cũng có thể gặp phải, đặc biệt là chị em phụ nữ. Trong đó có một số trường hợp được xác định bệnh có nguyên nhân từ di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt…. và được bác sĩ điều trị đem lại kết quả cao. 80-90% người bệnh còn lai6 không rõ nguyên nhân từ đâu nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Bác sĩ Thanh cũng chia sẻ thêm, hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh mề đay mãn tính. Nhưng dựa trên kết quả chẩn đoán của bác sĩ trong suốt tiến trình điều trị mang lại hiệu quả, thì có thể phỏng đoán một số nguyên nhân.
Dưới đây là mốt số thủ phạm được cho là có thể gây ra căn bệnh mề đay mãn tính:
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến cho cơ thể người bệnh chưa kịp thích nghi với môi trường mới, làm cho làn da nhạy cảm từ đó khiến bệnh tái phát nhiều lần trong năm.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Cơ thể bị suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm hoặc do rối loạn nội tiết bên trong cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội xâm nhập và phát triển gây ra nhiều bệnh lí, trong đó có bệnh mề đay.
- Yếu tố di truyền: Một trong những thủ phạm giúp người bệnh tự phát hiện nguyên nhân chính là yếu tố di truyền, có liên quan mật thiết với gen. Nếu trong gia đình có ba hoặc mẹ cùng mắc bệnh thì có đến 80% nguy cơ con sinh ra cũng bị bệnh.
- Do dị ứng với môi trường: Người bệnh sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, tiếp xúc thường xuyên với hoá chất quen thuộc từ xăng dầu, chất thải công nghiệp, dị ứng phấn hoa, lông thú hoặc chất liệu vải của quần áo,...
- Chế độ ăn uống: Dù là mề đay cấp hay mãn tính, thì những thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng, các loại đồ uống có chứa chất kích thích từ bia, rượu,… cũng đều có thể là nguyên nhân.
- Tác dụng phụ của thuốc: Bệnh nhân dị ứng với một số thành phần của thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc tránh thai, hoặc trẻ em dị ứng với thuốc kháng sinh….
- Một số tác nhân khác như: Bệnh viêm khớp, viêm đa cơ, ung thư, nhiễm ký sinh trùng, bệnh viêm gan A, C mạn tính, bệnh lý miễn dịch như bệnh Lupus, bệnh lý tuyến giáp (bệnh cường giáp, viêm tuyến giáp tự miễn….),...
Nên làm gì khi mắc bệnh mề đay mãn tính?
Vậy, người bệnh nên làm gì khi không may mắc bệnh mề đay mãn tính? Theo các bác sĩ Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một, nổi mề đay mãn tính thường gặp ở dạng Quincke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục…), vì thế khi xuất hiện các dấu hiệu này bệnh nhân không được gãi, vì gãi nhiều sẽ làm nhiễm khuẩn da và gây lở loét khiến cho việc điều trị phức tạp hơn, có nguy cơ để lại thâm và sẹo cao hơn.
Một số trường hợp bệnh mề đay đặc biệt còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, như mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa, đường hô hấp hay não gây phù nề, do đó người bệnh không nên chủ quan xem thường.
Nên thăm khám sớm ngay khi phát hiện mắc phải bệnh nổi mề đay
Nên biết rằng, bệnh mề đay mãn tính không có phương pháp điều trị chung cho tất cả. Vì thế mà để không gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng và sinh hoạt thường ngày,… thì bệnh nhân nên tìm đến những phòng khám chuyên khoa da liễu, để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiế. Từ đó có thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh rồi tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả tối đa, tránh để lại di chứng hoặc nguy cơ tái phát về sau.
Lưu ý: Người bệnh không được tự ý mua các loại thuốc (bôi da, thuốc uống) về tự điều trị tại nhà, vì có thể khiến bệnh không bớt mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không lường trước được. Vẫn khuyên rằng, điều trị bệnh mề đay mãn tính không khó, chỉ cần người bệnh biết lựa chọn phương pháp điều trị đúng và kiên trì thực hiện thì sẽ mang lại kết quả cao. Cần hỗ trợ thêm, vui lòng gọi đến hotline 0908 522 700 (zalo) hoặc chọn >>TƯ VẤN TRỰC TUYẾN<< để được Tư vấn viên phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một tư vấn tận tình và miễn phí.