Mề đay có bao nhiêu loại và cách phân biệt từng loại
Ngày đăng : 13-11-2018Mề đay có bao nhiêu loại và cách phân biệt từng loại? Đây là suy nghĩ và cũng là vấn đề của số đông người khi mắc phải căn bệnh này. Thực chất, mề đay là một dạng bệnh da liễu do nhiều nguyên nhân gây ra, xuất hiện ở mỗi người bệnh với triệu chứng khác nhau, và điều này mọi người có thể hiểu. Tuy nhiên, mề đay có tất cả là bao nhiêu loại thì không phải ai cũng biết rõ. Để có được câu trả lời, hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Bệnh mề đay có bao nhiêu loại?
Mề đay có bao nhiêu loại? Mề đay có tất cả 2 loại, là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Nhưng trước khi tìm hiểu về phân loại, hãy tìm hiểu mề đay là gì?
Bệnh mề đay có bao nhiêu loại?
Mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh tuy không nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, nhưng lại rất dễ gây biến chứng nếu người bệnh chủ quan, không chú ý đến nó.
Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn hết là ở người lớn và phụ nữ. Dấu hiệu nhận biết của mề đay khá đơn giản và có thể quan sát bằng mắt thường như xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sưng tấy gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,…
Cách phân biệt từng loại mề đay
Sau khi biết được chính xác mề đay có bao nhiêu loại, người bệnh hãy tìm hiểu về cách phân biệt từng loại.
Theo các chuyên gia y khoa, 2 loại mề đây này khá giống nhau về biểu hiện, và khác biệt nhiều ở thời gian cùng mức độ bệnh. Mề đay cấp tính là giai đoạn đầu, lúc bệnh còn nhẹ chưa phát triển nhiều nên dễ điều trị, nếu để bệnh kéo dài thêm và nặng hơn thì sẽ trở thành mãn tính, rất khó điều trị cho hết hẳn.
Dưới đây là 2 phân loại mề đay người bệnh nên lưu ý
Mề đay cấp tính:
Đây là tình trạng chỉ xảy ra trong vài ngày hoặc cũng có thể kéo dài đến 6 tuần, thường gặp phải ở trẻ em hoặc bệnh nhân có cơ địa dễ dị ứng. Nguyên nhân gây ra phần lớn là dị ứng thức ăn (hải sản, gà, bò, …), dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm, con trùng cắn,…
Mề đay cấp tính không quá nguy hiểm đến tính mạng, dễ biến mất nhưng có thể tái phát lại, có thể tự điều trị tại nhà và tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mà không cần đến viện.
- Ngứa dai: Khi nổi mề đay, bệnh nhân sẽ rất ngứa, càng gãi sẽ càng ngứa khiến người bệnh khó chịu. Gãi sẽ làm da tổn thương, có thể trầy xước, thậm chí là chảy máu. Nhưng không gãi, người bệnh sẽ bứt rứt, khó chịu vì vết ngứa do bệnh là từ trong da thịt, gây phiền toái đến cuộc sống.
- Nổi mẩn đỏ, sẩn phù: Triệu chứng dễ nhận thấy trước tiên là ngứa và nổi mẩn đỏ. Cùng lúc đó sẩn phù cũng nổi lên trên mặt da có màu hồng đỏ, màu sắc đậm nhạt có thể thay đổi, kích thước to nhỏ khác nhau, có khi chỉ là một vết nhỏ nhưng cũng có lúc lan rộng khắp da.
Ngoài ra, mề đay cấp tính còn có thể xuất hiện kèm thêm một số triệu chứng khác như nóng sốt, khó thở, đau bụng, nôn ói, phù môi, sưng mặt, nổi mẩn đỏ thành từng đám ở vùng da dưới cánh tay, chân, … Triệu chứng này sẽ xuất hiện cùng 1 lúc nhưng có khi chỉ xuất hiện một vài triệu chứng cụ thể và kéo dài trong 2 ngày đến 1 tuần.
Mề đay mãn tính:
Mề đay cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới mãn tính, gây ngứa từng vùng hoặc toàn thân, ngứa dai dẳng lên tới mấy tháng, thường xuyên tái phát nếu không được điều trị cho hết hẳn. Bệnh vào giai đoạn nặng vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa gây khó khăn trong việc điều trị. Những triệu chứng của giai đoạn này bao gồm những triệu chứng của mề đay cấp tính và nhiều triệu chứng phức tạp hơn.
Mề đay mãn tính nguy hiểm tính mạng và gây khó khăn trong việc điều trị
- Da bị phù mạch: Da bị phù mạch gây sưng da, làm da nhạy cảm và đau đớn. Điểm sưng xuất hiện 1 đến 2 ngày, sau đó lan sang những điểm khác và kéo dài trong vài ngày. Da bị phù mạch có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Da sẽ xuất hiện từng đám sưng nề có kích cỡ từ 2-10cm, thường là các vùng da trên thân, mặt, ở mí mắt, môi và thanh quản gây sưng phù hai mí mắt, môi sưng to, nếu nặng còn có thể làm biến dạng cả khuôn mặt.
- Chứng da vẽ nổi: Đây là tình trạng da xuất hiện những vết lằn màu hồng, nổi hẳn lên và sẽ bị viêm khi gãi, cọ xát, hoặc tát vào da, còn được gọi là mề đay vật lý. Những mảng nổi kiểu hình vẽ này chỉ xuất hiện trong vòng vài phút, kèm cảm giác nóng rát và ngứa ngáy, nhưng có khi kéo vài đến vài ngày. Nhìn bên ngoài, hình vẽ nổi dễ gây sợ hãi nhưng đơn giản chỉ là triệu chứng của bệnh.
- Sưng phù ở mí mắt, môi, lưỡi và cổ họng: Mề đay mãn tính có thể thêm các biểu hiện như sưng mí mắt, môi lưỡi gây đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ. Vì bệnh rất khó xác định được nguyên nhân gây bệnh, nên việc điều trị cần có thời gian dài.
Mề đay có bao nhiêu loại? Phân biệt từng loại mề đay như thế nào? Những thắc mắc này đã được giải đáp thỏa đáng trong bài viết. Cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ hotline 0908 522 700 (zalo) hoặc click vào >>TƯ VẤN TRỰC TUYẾN<<