Dị ứng đậu phộng bạn đã biết?
Ngày đăng : 07-12-2018Đậu phộng là một trong những thực phẩm rất dễ gây dị ứng mặc dù rất nhiều người thích. Mức độ dị ứng đậu phộng có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo cơ địa mỗi người, ở một số trường hợp có thể đặc biệt nguy hiểm với cả trẻ em và người lớn.
Xem thêm:
Dị ứng đậu phộng như thế nào?
Dị ứng đậu phộng (peanut allergy) là một dạng dị ứng phổ biến trên thế giới. Người bị dị ứng khi tiếp xúc với đậu phộng hoặc các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu phộng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng với các phản ứng da, hô hấp, tiêu hóa hoặc sốc phản vệ tùy theo mức độ của từng người.
Dị ứng động phộng là 1 dạng dị ứng phổ biến trên thế giới
Đa phần những trường hợp dị ứng đậu phộng nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung kéo dài từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Chỉ có khoảng 20% những trường hợp dị ứng đậu phộng biến mất khi trẻ đến tuổi trưởng thành, còn lại đa số kéo dài. Có khoảng 25 – 40% người bị dị ứng đậu phộng thường kèm theo dị ứng các loại hạt (tree nut allergy) như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó,…
Các dấu hiệu dị ứng đậu phộng cần lưu ý
Tùy theo độ nhạy cảm cơ thể mà các phản ứng dị ứng đậu phộng có thể xảy ra trong thời gian từ vài phút đến vài giờ, với các triệu chứng dị ứng đáng chú ý như:
- Phản ứng ngoài da: Da của bệnh nhân có dấu hiệu mẩn đỏ ngoài da, sưng hoặc phát ban, mề đay; Xuất hiện cảm giác ngứa ran, khó chịu xung quanh miệng, cổ họng. Một số trường hợp còn có cảm giác ngứa ngáy trong cổ họng.
- Phản ứng tiêu hóa: Người bệnh có cảm giác bụng sôi, cồn cào. Bệnh nhân gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
- Phản ứng hô hấp: Người bệnh có các dấu hiệu đau tức ngực, cảm giác thắt chặt ngực gây khó thở, có tình trạng ngạt mũi, chảy mũi hoặc nghẹt mũi.
- Phản ứng sốc phản vệ: Bệnh nhân bị tụt huyết áp, nhịp tim, mạch nhanh, choáng váng, mất khả năng nhận biết, ngất xỉu. Có thể kèm theo các phản ứng hô hấp, phản ứng tiêu hóa và phản ứng da khi sốc phản vệ
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đơn thuần hoặc xuất hiện nhiều dạng phản ứng cùng lúc trong đợt bùng phát từ tình trạng dị ứng đậu phộng.
Mức độ nguy hiểm khi dị ứng đậu phộng
Mức độ dị ứng đậu phộng tùy thể trạng của người bệnh có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng thậm chí nguy hiểm. Nếu chỉ là dị ứng ngoài da đơn thuần thì thường nhẹ và sớm khỏi. Nếu dị ứng có kèm theo phản ứng hô hấp, tiêu hóa thì tương đối nặng, có thể đe dọa sức khỏe, cần can thiệp sớm.
Dị ứng đậu phộng có thể đe dọa đến sức khỏe của người bệnh
Riêng với phản ứng sốc phản vệ do dị ứng đậu phộng đều là phản ứng nghiêm trọng và nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đe dọa tính mạng. Những trường hợp này cần được cấp cứu ngay trong vòng từ 30 phút đến 1 giờ để bảo toàn tính mạng.
Biện pháp hỗ trợ điều trị dị ứng đậu phộng
Tùy tình trạng dị ứng đậu phộng ở mức độ nào mà các bác sĩ mới chỉ định những giải pháp riêng biệt. Tốt nhất khi có các triệu chứng dị ứng đậu phộng. Đặc biệt, những bệnh nhân dị ứng lần đầu để bác sĩ đánh giá mức độ dị ứng, để tránh biến thành dị ứng nặng. Các loại thuốc có thể đề cập đến như:
- Các thuốc giảm triệu chứng hô hấp, như salbutamol 2,5 – 5 mg
- Thuốc điều trị các triệu chứng ngoài da thuộc nhóm corticosteroid như hydrocortison tiêm tĩnh mạch chậm
- Epinephrin (adrenalin) tiêm vào cơ bắp, được chỉ định điều trị trong các trường hợp sốc phản vệ.
- Truyền dịch tĩnh mạch với dung dịch natri clorid với bệnh nhân dị ứng nặng và sốc phản vệ
- Khôi phục huyết áp và giữ thông đường hô hấp cho bệnh nhân dị ứng nặng và sốc phản vệ bằng mặt nạ oxygen
- Thuốc kháng histamine (clorphenamin) tiêm tĩnh mạch cho những trường hợp dị ứng đậu phộng có các phản ứng ngoài da, hô hấp và tiêu hóa. Thuốc giúp giảm bớt lượng histamine tiết ra khi bị dị ứng, từ đó làm cho phản ứng dị ứng giảm bớt và nhẹ nhàng hơn.
Để chắc chắn về tình trạng dị ứng đậu phộng của chính mình, người bệnh cần đến trung tâm y tế uy tín để được hỗ trợ điều trị ngay.
Những cách phòng ngừa dị ứng đậu phộng không nên bỏ qua
Những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với đậu phộng nên tránh sử dụng hạt đậu phộng cũng một số loại hạt khác cùng loại như: hạt điều, hạt óc chó, đậu hà lan…
Hơn nữa, người bị dị ứng đậu phộng cần tránh các chế phẩm làm từ đậu phộng như:
- Các món gỏi, món trộn có đậu phộng cao.
- Kẹo: kẹo cũng ẩn chứa thành phần có đậu phộng dễ gây dị ứng.
- Kem: Loại thực phẩm này thường có chứa đậu phộng để tạo hương vị béo ngậy.
- Bán quy, bánh nướng: nên xem thành phần trong bánh trước khi áp dụng điều trị.
Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giải đáp được câu hỏi dị ứng đậu phộng bạn đã biết? từ đó có cái nhìn đúng đắn và hỗ trợ điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi vào hotline: 0908 522 700 hoặc nhấp vào >>TƯ VẤN<< để được giải đáp ngay.