PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG | 303 Đại Lộ Bình Dương

  • icon trang chủ phòng khám
  • PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ DẦU MỘT

    303 Đại Lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một

Cần làm gì khi bị nổi mề đay do ong đốt?

Ngày đăng : 11-12-2018

Tùy vào cơ địa của từng người mà khi bị ong đốt sẽ có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng, để từ đó giải đáp vấn đề cần làm gì khi bị nổi mề đay do ong đốt? hãy cùng tham khảo các thông tin qua bài viết bên dưới.

 

Xem thêm: 

 


Hiện tượng ong đốt gây nổi mề đay như thế nào?
 

Đa số các trường hợp khi bị ong đốt không có biểu hiện quá ghê gớm vì số lượng vết đốt khá ít và độc tính loài ong không cao. Ngược lại, người bị quá nhiều vết đốt, gặp phải những loài ong độc hoặc do cơ thể quá mẫn cảm với nọc độc của ong thì nạn nhân có thể xuất hiện nhiều tình trạng bất thường thậm chí tử vong.

 

Đa số các trường hợp khi bị ong đốt không có biểu hiện quá ghê gớm.

Ảnh minh họa
 

Ong rất đa dạng về chủng loại, trong đó con người hay bị đốt bởi ong mật, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong ruồi, ong vàng… Trong đó, ong vò vẽ, ong bắp cày là những loài ong có độc tính cao và khá hung tợn.
 

Bản chất hóa học của nọc ong gồm phần các protein và những hoạt chất khác. Trong đó Glycoprotein và Polypeptide là các dị nguyên có vai trò hình thành kháng thể igE đặc hiệu. Khi ong đốt sẽ để lại kim và túi nọc độc trên da nên bạn thường bị nổi mề đay do ong đốt, có khi là cảm giác đau, sưng phù, ngứa phát ban đỏ…


Biểu hiện của ong đốt bao gồm những nhóm triệu chứng phản ứng chính như:
 

  • Dị ứng: Xuất hiện ngay sau khi bị ong đốt, nạn nhân rất đau, vùng bị đốt sưng nề, tấy đỏ, vết đốt đỏ bầm chuyển màu đen, vùng da bị đốt và mô mềm chung quanh phù nề nhanh chóng trong vòng 24 – 48h, đặc biệt là xuất hiện các mảng mề đay gây khó chịu và vô cùng ngứa ngáy..
  • Sốc phản vệ: Là tình trạng sau khi bị ong đốt, nạn nhân thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, tụt huyết áp, thở dốc, nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê và tử vong.
  • Biểu hiện toàn thân: Bên cạnh hai triệu chứng trên, nọc ong còn gây tổn thương cấp tế bào khiến nạn nhân bị tiêu cơ, hoại tử cơ vân cấp khiến ổng dẫn thận bị tắc, suy thận cấp và tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, ăn uống kém, loạn nhịp tim, vàng da, tiểu ít, xét nghiệm thấy tổn thương gan cấp.

 

Cách xử lý tình trạng nổi mề đay do ong đốt

 

Nạn nhân không nên chủ quan trước những triệu chứng nổi mề đay do ong đốt, chúng ta cần xử lý kịp thời bằng các thao tác xử lý như sau:

 

  • Loại bỏ nọc độc: hành động này cần làm ngay để tránh nộc độc di chuyển sâu vào bên trong, bằng các điều lưu ý sau
  • Hạn chế mọi cử động của nạn nhân để ngăn không cho chất độc phát tán ra toàn thân
  • Dùng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ một phần độc tố của ong, rồi đắp đá lạnh thông qua một miếng vải để giảm sưng.
  • Cố gắng lấy kim và túi nọc của ong ra khỏi da để ngăn không cho mạch máu và lớp biểu bì hấp thu chất độc của nọc ong đi vào cơ thể.
  • Cho nạn nhân uống thật nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị ngay: Nạn nhân cần nhanh chóng được đưa đến trung tâm y tế để tiến hành xử lý. 
  • Tình trạng nặng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm Adrenaline. Sau đó 10 phút sẽ tiến hành tiêm nhắc lại nếu các dấu hiệu không thuyên giảm.
  • Bị sốc phản vệ thì phải tiêm đường tĩnh mạch để ngăn chặn các trường hợp xấu xảy ra.
     

Lưu ý: người xung quanh không được tiến hành chữa cho nạn nhân bằng các biện pháp dân gian, tránh cho nọc ong lan nhanh đến nội tạng hoặc nhiễm trùng gây tử vong.
 

  • Tăng cường sức đề kháng: Khi bị ong đốt gây ra tình trạng nổi mề đay, bệnh nhân thường hết sức mệt mỏi, uể oải, mất sức. Vì vậy, người thân cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua những thực phẩm dễ ăn như cháo, soup… và chia nhỏ bữa ăn để nạn nhân dễ tiêu hóa. Cho nạn nhân dùng thêm các loại nước trái cây để tăng cường sức đề kháng, góp phần đào thải độc tố của ong để lại.
  • Phòng tránh ong đốt: Việc phòng tránh ong đốt tiên quyết là không chọc phá tổ ong; tránh lại gần những khu vực có nhiều cây cối um tùm và nhiều hoa – nơi có khả năng ong hay làm tổ rất cao. Phá bỏ tổ ong nơi có nhiều người qua lại hoặc ở trong nhà. Khi phá tổ ong, nên mang trang bị như quần áo dày, mũ trùm đầu, kính…

 

Dùng thuốc xịt diệt côn trùng hoặc khói để xua đuổi cho ong bay đi. Khi đi rừng, cần tránh những mô đất cao cạnh gốc cây vì có thể là tổ của ong đất – một loài ong rất hung dữ và có độc tính khá cao.
 

Hiện tại Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một là phòng khám hỗ trợ điều trị nổi mề đay do ong đốt hiệu quả tối ưu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ứng dụng phương pháp tiên tiến, phòng khám còn có đội ngũ y bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm trong hỗ trợ tình trạng nổi mề đay do ong đốt, kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang sạch sẽ đặc biệt là phòng thủ thuật vô trùng. Nên bệnh nhân có thể an tâm đến với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ điều ngay. Mọi thắc mắc bạn có thể liên lạc ngay với phòng khám qua hotline: 0908 522 700 hoặc Click vào >>TƯ VẤN<< để được giải đáp ngay

 

Chia sẻ trên:
Giới thiệu phòng khám đa khoa thủ dầu một bình dương
Thông tin liên hệ
Địa chỉ phòng khám 303 đại lộ bình dương, Tp Thủ Dầu Một
303 Đại lộ Bình Dương, P.Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
(Đối diện tòa nhà Becamex)
HOTLINE
0274 368 9588
0908 522 700 (Zalo)
KHÁM BỆNH TỪ 8:00 - 20:00
Tất cả các ngày trong tuần
Kênh Facebook của phòng khám thủ dầu 1 Kênh Twitter của phòng khám thủ dầu 1 Kênh Google của phòng khám thủ dầu 1

(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Tư vấn chuyên gia
Chỉ cần bạn nhập đầy đủ thông tin. Chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn ngay
Gửi
Bản đồ hướng dẫn đến phòng khám đa khoa 303 Đại lộ bình dương
Hỗ trợ bệnh nhân  

Chương trình tư vấn MIỄN PHÍ

Chỉ cần để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm liên hệ để tư vấn mọi thắc mắc miễn phí giúp bạn. Mọi thông tin của bạn luôn luôn được BẢO MẬT