Cách điều trị tình trạng dị ứng với sứa biển
Ngày đăng : 27-11-2018Với những người ở vùng biển thì hiện tượng dị ứng với sứa biển đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên đối với những du khách đi tắm biển vào mùa hè thì không phải ai cũng hiểu rõ hiện tượng này. Do đó, nếu các bạn đang có ý định đi tắm biển thì việc tìm hiểu cách điều trị tình trạng dị ứng sứa là điều rất cần thiết, bởi điều này sẽ giúp các bạn kịp thời xử lý nếu không may bị nhiễm độc sứa gây dị ứng, từ đó tránh được những rủi ro không mong muốn.
Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết bị dị ứng với sứa biển
Theo thống kê, mỗi năm có rất nhiều ca bị dị ứng với sứa biển khi có tiếp xúc hay ăn loại thực phẩm này, thậm chí số lượng người bị tử vong do sứa biển cũng đang ở mức độ báo động.
Sứa được biết đến là một loài động vật không xương, cơ thể chúng có chứa một lượng độc tố có thể làm tê liệt con mồi. Theo đó, chất độc có trong con sứa có thể gây dị ứng cho cơ thể con người thậm chí là gây tử vong.
Dị ứng với biển sẽ làm da đau rát và nổi da mẩn ngứa
Đối với những trường hợp bị dị ứng với sứa qua con đường tiếp xúc thường có một số triệu chứng như đau rát da, da nổi mẩn ngứa (Có thể xuất hiện trên toàn thân)… Khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Riêng những trường hợp dị ứng nặng thì người bệnh có thể bị đau đầu, mạch đập yếu, tụt huyết áp và nặng hơn là có thể gây ra hiện tượng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Đối với những trường hợp bị dị ứng với sứa do con đường ăn uống thì người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như: Da bị nổi mẩn ngứa, tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, đau bụng kèm theo tình trạng tiêu chảy… Và người bệnh có thể rơi vào trạng thái bị hôn mê.
Cách điều trị tình trạng dị ứng với sứa biển
Nếu bị dị ứng với sứa biển mà không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, khi phát hiện bản thân có biểu hiện bị dị ứng các bạn nên nhanh chóng thực hiện sơ cứu bước đầu để tránh các biến chứng nguy hiểm:
Điều trị dị ứng với sứa biển khi tiếp xúc:
- Dùng nước biển để rửa sạch miệng vết thương có tiếp xúc với sứa biển nhằm mục đích loại bỏ bớt độc tố, không nên rửa bằng nước ngọt vì điều này sẽ làm vết thương trở nên trầm trọng hơn.
- Các bạn nên pha chế dung dịch bao gồm 10 phần nước, 1 phần Aminiac, dấm và soda. Sau đó thoa dung dịch này lên vùng da bị dị ứng với sứa biển. Nếu không có đủ những nguyên liệu này thì các bạn có thể sử dụng nước cốt chanh để thay thế. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chườm đá lạnh lên vùng tổn thương để làm giảm cảm giác đau nhức.
- Nếu dị ứng nặng thì nên đưa người bệnh đến bệnh viện để xử lý kịp thời vết thương, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc chích một loại Histamin hoặc bôi kem Hydrocortison nhằm làm cảm giác giảm ngứa, giảm sưng tấy cũng như những triệu chứng suy hô hấp.
Histamin có thể hỗ trợ trị dị ứng từ sứa biển
Điều trị dị ứng với sứa biển qua con đường ăn uống:
- Bạn nên chườm nóng để làm giảm ngứa, sưng phù ở bên ngoài da. Các bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu như: Lá ngải cứu, lá khế, lá đơn đỏ… Đem sao nóng và chườm vào khu vực bị nổi mẩn ngứa, điều này sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa một cách nhanh chóng.
- Uống thuốc kháng Histamin theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Nếu người bệnh bị sốc phản phệ nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện.
Hầu hết những trường hợp bị dị ứng với sứa biển khi được điều trị kịp thời và đúng cách đều nhanh chóng khỏi lại sau khoảng thời gian 2 tuần, vì thế khi bị dị ứng sứa các bạn không nên tỏ ra hoang mang mà hãy nghiêm túc thực hiện những bước sơ cứu vừa được nêu ra ở trên nhằm giúp làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe