Cách điều trị mề đay với cây cam thảo
Ngày đăng : 05-10-2018Trong đông y, cam thảo là vị thuốc không chỉ có thể dùng để trị chứng ho, cảm sốt, giải độc gan,.... mà còn có thể dùng để điều trị mề đay, mẩn ngứa. Cây cam thảo có vị ngọt hơi đắng, tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt và hạn chế tối đa kích ứng dưới da giúp, da khỏe mạnh hơn. Vì thế mà đây cũng được xem là một cách điều trị mề đay hiệu quả. Để biết chi tiết hơn về cách này, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau.
Tìm hiểu về cây cam thảo
Cam thảo đất, có tên khoa học là Scoparia Dulci L, thuộc họ hoa mõm chó. Là loại cây thân thảo cao từ 40-80cm, thân nhẵn và gốc hóa gỗ cứng, lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá có hình tướng học, hình mạc và có răng cưa ít ở nửa trên. Cây còn có hoa nhỏ màu trắng mọc riêng lẻ tại các nách lá.
Xem thêm:
Cây cam thảo có tác dụng giúp trị mề đay
Toàn thân cây cam thảo (thân, lá, rễ) đều có thể dùng để làm thuốc, thường được thu hoạch vào mùa xuân hè và phơi khô, hoặc sấy để dùng dần. Theo các nghiên cứu y khoa, thì thành phần hóa học chủ yếu trong cây cam thảo đất là alcaloid, silicic và các amellin, dulciod…
Không chỉ có dân gian truyền miệng, mà ngay cả Đông lẫn Tây đều khuyến khích điều trị mề đay với cây cam thảo. Bên cạnh đó, loại cây đặc biệt này còn có thể dùng để hỗ trợ chữa trị bệnh ho, cảm sốt, giải độc gan, mẩn ngứa, bỏng rát da,...
Tác dụng của cây cam thảo trong điều trị mề đay
Vì sao người bệnh lại được khuyến khích điều trị mề đay với cây cam thảo? Bởi theo Đông y, cam thảo đất có vị ngọt hơi đắng, tính bình nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Còn có thể giúp làm mát cơ thể, bổ trung ích khí, giải co thắt và hạn chế kích ứng dưới da, giúp da khỏe mạnh hơn. Theo Tây y thì cam thảo có thành phần có thể dùng để chiết xuất thành các loại thuốc, cao lỏng giúp điều trị các bệnh tiêu hóa, ức chế kháng histamin hỗ trợ vết thương lành nhanh chóng.
Dưới đây là 2 cách điều trị mề đay với cay cam thảo hiệu quả thường được áp dụng:
- Bài thuốc 1: Thành phần gồm cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g, hoắc hương 10g và 2 lát gừng sắt mỏng.
Cách dùng: Sắc bài thuốc này uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống sáng – trưa – chiều trong 1 ngày. Kiên trì uống theo liệu trình trong khoảng nửa tháng theo thể trạng từng người bệnh.
Ảnh minh họa
- Bài thuốc 2: Thành phần có cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g và lá mã đề 10 g.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang giống như bài thuốc 1.
Lưu ý: Nếu như người bệnh muốn điều trị mề đay bằng cam thảo đất thì nên tham khảo qua ý kiến của các thầy thuốc đông y có chuyên môn và kinh nghiệm, đề có thể điều trị bệnh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả tối đa.
Mong rằng những thông tin chia sẻ về cách điều trị mề đay với cây cam thảo từ bài viết đã giúp cho người bệnh có thêm được một phương pháp trị bệnh hiệu quả mà đơn giản. Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc!