Bệnh quai bị là như thế nào?
Ngày đăng : 01-10-2017Bệnh quai bị là một bệnh thường gặp và rất dễ lây lan qua những con đường thông thường như nước bọt, ăn uống. Biến chứng mà bệnh để lại là có thể gây vô sinh và hiện nay biện pháp phòng bệnh hiệu quả vẫn là tiêm ngừa vắc xin, cùng tìm hiểu một chút về chứng bệnh nguy hiểm trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh quai bị
Bệnh quai bị là do virus Paramyxovirus truyền nhiễm. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền trực tiếp thông qua đường hô hấp và thường phát thành dịch trong cộng đồng.
Thời gian ủ bệnh tính từ thời điểm tiếp xúc với virus khoảng 14 - 25 ngày. Bệnh nhân khi bước vào thời kỳ này không có triệu chứng nào cụ thể. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, ít gặp ở người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thông qua ho, hắt hơi, virus sẽ lan truyền trong không khí. Việc ăn uống chung hay dùng những vật dụng cá nhân với người bệnh cũng khiến tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh quai bị là một bệnh có tính truyền nhiễm cao thông qua tiếp xúc thông thường
Biểu hiện của bệnh quai bị có thể được phát hiện dựa vào các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể bệnh nhân như sau:
Khi mới nhiễm bệnh, nạn nhân có thể cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai bắt đầu từ 1 – 2 ngày.
Trong giai đoạn này bệnh nhân sốt cao li bì từ 39 đến 40 độ C trong 3 đến 4 ngày, chảy nước bọt.
Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu có hiện tượng sưng to, sau một hoặc vài sẽ lan sang bên còn lại, khiến cho bạn cảm thấy đau khi nuốt nước bọt.
Khu vực sưng đau không tấy đỏ, nhưng da tại đó bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
Xem thêm:
Các biến chứng nguy hiểm mà bệnh quai bị gây ra
Bệnh quai bị tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra, bệnh vẫn có những biến chứng khá nguy hiểm mà người bệnh không đoán trước được:
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn:
Khi mắc bệnh nếu bệnh nhân không kịp thời xử lý và điều trị sẽ dẫn đến teo tinh hoàn, hậu quả là dẫn đến tình trạng khô tinh trùng, ảnh hưởng đến sự sinh sản, thậm chí là vô sinh.
Nhồi máu phổi:
Tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu, có thể gây hoại tử mô phổi. Đây là biến chứng sau viêm tinh hoàn do di chứng để lại từ huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
Vắc xin quai bị là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Viêm tụy:
Viêm tụy cũng là một trong các biến chứng của bệnh quai bị, chiếm tỉ lệ 3% - 7% và khá nghiêm trọng, bệnh nhân thường xuyên đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.
Các tổn thương thần kinh:
Trong đó viêm não có tỉ lệ 0,5%, khi đó người bệnh cảm thấy khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, thị giác, đầu to do não úng thủy, nghiêm trọng hơn là điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
Sẩy thai:
Những phụ nữ nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai hoặ trẻ sinh ra bị các khuyết tật bẩm sinh, nếu vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể hiện tượng sinh non hoặc thai chết lưu.
Biện pháp điều trị hiện nay vẫn là người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, uống thật nhiều nước, vệ sinh miệng bằng muối hoặc nước ấm, có thể dùng thuốc giảm đau và sớm đến bệnh viện để điều trị.
Bệnh nhân khi có triệu chứng của bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh đặc biệt là bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
Tin tức y tế
Những thông tin trên đều mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn điều trị tốt và mau chóng hết bệnh bạn cần nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.